TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUỲNH LƯU - NGHỆ AN
http://dichvunongnghiepql.vn
Người bạn đồng hành của nhà nông!
logo
slide
Lorem ipsum
Lorem ipsum
Slide4

Thông báo lịch mùa vụ nuôi trồng thủy sản năm 2024

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN QUỲNH LƯU
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
Số:   108 /UBND.NN Quỳnh Lưu, ngày 15  tháng 01 năm 2024    

V/v thông báo lịch mùa vụ
nuôi trồng thủy sản năm 2024
                     Kính gửi:
                                 - UBND các xã, thị trấn;
                                 - Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
                                 - Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp.
Thực hiện Công văn số 25/TB-SNN-TS ngày 03/01/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An về việc Thông báo Khung lịch mùa vụ nuôi trồng thủy sản năm 2024. UBND huyện yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, thị trấn; Thủ trưởng các các đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt khung lịch nuôi trồng thủy sản năm 2024 như sau:
1. Khung lịch mùa vụ nuôi trồng thủy sản năm 2024
1.1. Các đối tượng nuôi mặn, lợ:
1.1.1. Nuôi tôm sú:
Hình thức nuôi chủ yếu là thâm canh và bán thâm canh.
- Thời gian thả giống: Chỉ thả nuôi 01 vụ trong năm, thả giống từ 01/4
- 30/5/2024.
- Mật độ: Từ 10
- 30 con/m2.
- Kích cỡ: Tôm giống đạt tối thiểu P15.
1.1.2. Nuôi tôm thẻ chân trắng:
a). Đối với những cơ sở nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát hoàn
toàn điều kiện nuôi:
+ Cơ sở có điều kiện hạ tầng đảm bảo, chủ động kiểm soát hoàn toàn các yếu tố môi trường, dịch bệnh có thể thả giống quanh năm.
+ Mật độ: Từ 100 - 300 con/m
2.
+ Kích cỡ: Tôm giống đạt tối thiểu P12.
b). Đối với những cơ sở nuôi còn lại:
* Vụ Hè - Thu:
- Thời gian thả giống: Từ 01/4 - 15/9/2024.
- Mật độ:
+ Đối với ao lót bạt: Từ 70 - 100 con/m
2.
+ Đối với ao đất: Từ 30 - 50 con/m
2.
- Kích cỡ: Tôm giống đạt tối thiểu P12.
* Vụ Đông: Áp dụng cho các vùng nuôi có điều kiện cơ sở hạ tầng và môi trường nước đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Thời gian thả giống: Từ 01/10
- 30/10/2024.
- Mật độ: Từ 80 - 120 con/m
2.
- Kích cỡ: Tôm giống đạt tối thiểu P12.
(Lưu ý: Đối với những cơ sở nuôi có điều kiện hạ tầng đảm bảo, tôm giống có thể ương gièo trong ao/bể có mái che từ 20 - 25 ngày trước khi thả nuôi).

1.1.3. Nuôi Ngao bãi triều:
- Thời gian thả giống: Thả giống tập trung từ 01/3 - 20/5/2024, thả bổ sung
từ 01/10
- 22/10/2024.
- Mật độ: Từ 150
- 200 con/m2.
- Kích cỡ: Ngao giống đạt kích cỡ 500
- 1000 con/kg.
1.2. Các đối tượng nuôi nước ngọt:
1.2.1. Cá Rô phi đơn tính:

- Thời gian thả giống: Từ 01/4 - 30/6/2024.
- Mật độ: Từ 3 - 5 con/m
2.
- Kích cỡ: Cá giống đạt kích cỡ 100
- 200 con/kg.
Cơ sở nuôi phải trang bị hệ thống cung cấp ôxy cho ao nuôi. Đối với những cơ sở thả nuôi 2 vụ trong năm nên thả cá giống có kích cỡ lớn.
1.2.2. Nuôi cá trong ao, hồ nhỏ: Hình thức nuôi chủ yếu là nuôi ghép các
loài cá truyền thống.
- Thời gian thả giống: Thả giống chính vụ từ 01/3 - 30/6/2024.
- Mật độ: Từ 01
- 03 con/m2.
- Kích cỡ: Cá giống đạt kích cỡ 30
- 80 con/kg.
1.2.3. Cá hồ đập:
- Thời gian thả giống: Từ 01/4 - 30/5/2024 và từ 01/10 - 30/11/2024.
- Lượng giống thả: Từ 40
- 100 kg/ha.
- Kích cỡ: Cá giống đạt kích cỡ 10
- 25 con/kg.
1.2.4. Nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa:
- Thời gian thả giống: Từ 01/4 - 30/5/2024.
- Mật độ: Từ 10
- 30 con/m3.
- Kích cỡ: Cá giống đạt kích cỡ 20
- 25 con/kg.
1.2.5. Cá - lúa:
a). Cá xen lúa:
- Thời vụ thả giống từ tháng 02/2024 (sau khi cấy lúa 15
- 20 ngày, lúa đã cứng cây thì có thể thả cá).
- Lượng giống thả: Từ 100
- 120 con/sào;
- Kích cỡ: Cá giống đạt kích cỡ 15
- 40 con/kg.
b). Ruộng cấy 1 vụ lúa, nuôi 1 vụ cá (chủ yếu ở các vùng chiêm trũng):
- Thời vụ thả giống từ đầu tháng 5/2024.
- Lượng giống thả: Từ 200
- 250 con/sào.
- Kích cỡ: Cá giống đạt kích cỡ 15
- 60 con/kg.
c). Cá vụ 3:
- Thời gian thả giống: Từ 01/9 - 30/10/2024.
- Lượng giống thả: Từ 40
- 60 con/sào.
- Kích cỡ: Cá giống đạt kích cỡ 0,3 kg/con trở lên
2. Nhiệm vụ của các đơn vị
a. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo người dân thực hiện sản xuất đúng mùa vụ, tuân thủ quy trình nuôi và các quy định của nhà nước.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản, kịp thời xử lý dứt điểm dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với sản xuất và kinh doanh thủy sản. Tham mưu cho UBND huyện tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo Nghị định 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
- Tham mưu UBND huyện thực hiện hỗ trợ giống, hóa chất để khôi phục sản xuất do thiên tai, dịch bệnh theo Quyết định 48/2017/QĐ-UBND ngày 05/6/2017 của UBND tỉnh Nghệ An và Nghị quyết 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An.
- Phối hợp với các đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm Khuyến nông tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, xử lý nghiêm những vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn, thuốc, hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
b. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện
- Phân công cán bộ bám sát cơ sở để tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn kỹ thuật, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh môi trường tại các vùng nuôi.
- Tăng cường tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và công tác phòng ngừa dịch bệnh, tiêu độc môi trường tại các vùng nuôi thủy sản.
- Lấy mẫu kiểm tra các ao nuôi có biểu hiện bất thường, hoặc nghi bị bệnh để kiểm tra xác định bệnh. Kịp thời tham mưu hỗ trợ hóa chất xử lý những diện tích nuôi bị bệnh theo quy định.
- Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch thủy sản theo Kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 13/8/2021 của UBND huyện Quỳnh Lưu về phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu.
c. UBND các xã, thị trấn
- Chỉ đạo người dân thực hiện sản xuất đúng mùa vụ, tuân thủ quy trình nuôi và các quy định của nhà nước.
- Tổ chức ra quân làm giao thông thủy lợi nạo vét hệ thống kênh cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường vùng nuôi, đặc biệt là các địa phương có vùng nuôi tôm mặn, lợ.
- Tăng cường công tác quản lý, giám sát việc sử dụng đất và diện tích mặt nước đưa vào nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt giám sát nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt.
- Triển khai và thực hiện tốt công tác kê khai sản xuất ban đầu đối với nuôi trồng thủy sản theo khoản 2, điều 4, Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ; Thông tư số 43/2015/TTLT-BNNPTNT BKHĐT ngày 23/11/2015 của Liên Bộ: Nông nghiệp &PTNT – Kế hoạch đầu tư và Quyết định 48/2017QĐ- UBND ngày 05/6/2017 của UBND tỉnh. Hàng tháng tổng hợp diện tích thả nuôi, báo cáo về Phòng Nông nghiệp &PTNT.
- Khi có công bố thiên tai, dịch bệnh thì kịp thời lập hồ sơ đầy đủ, đúng thời gian để hưởng các chế độ chính sách theo quy định.

- Tuyên truyền, vận động người nuôi trồng thủy sản thực hiện Đăng ký nuôi thủy sản lồng bè và đối tượng nuôi chủ lực (Tôm sú, tôm thẻ, cá tra) gửi về Chi cục Thủy sản đúng quy định.
d. Các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống, nuôi và kinh doanh vật tư
nuôi trồng thủy sản
- Tuân thủ lịch mùa vụ của ngành đã thông báo.
- Đối với các cơ sở sản xuất, ương dưỡng và kinh doanh giống thủy sản: Căn cứ vào nhu cầu của người nuôi để chuẩn bị kế hoạch sản xuất, cung ứng giống đảm bảo chất lượng, kịp thời cho người nuôi. Giống thủy sản trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh phải được khai báo và đăng ký kiểm dịch theo đúng quy định.
- Đối với các cơ sở sản xuất, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Cung cấp các mặt hàng chất lượng và tư vấn cho người nuôi trong việc sử dụng sản phẩm đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo hiệu quả nhất.
- Đối với cơ sở/hộ nuôi:
+ Chủ động lựa chọn hình thức, đối tượng nuôi phù hợp. Tuân thủ các quy trình kỹ thuật nuôi mà ngành đã ban hành nhằm hạn chế thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
+ Chọn mua con giống được sản xuất, ương dưỡng tại các cơ sở có uy tín và có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, đã qua kiểm dịch đúng theo quy định.
+ Thường xuyên theo dõi thông báo kết quả quan trắc môi trường định kỳ tại các vùng nuôi thủy sản của các cơ quan chức năng để có biện pháp lấy và xử lý nước đảm bảo.
+ Khai báo đầy đủ về diện tích nuôi, đối tượng nuôi, nguồn giống, thời gian thả giống, …. và nộp bản sao các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc giống thả nuôi về UBND xã. Trong quá trình nuôi khi thủy sản có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ bệnh phải báo ngay cho UBND xã, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện, Phòng Nông nghiệp &PTNT để có biện pháp xử lý kịp thời. Khi có dịch bệnh xảy ra, người nuôi phải chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Tuyệt đối không được xả thủy sản chết, bùn thải, nước thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường.
+ Đối với ao nuôi có xảy ra dịch bệnh thì xử lý triệt để đảm bảo môi trường, nên có thời gian ngắt nghỉ giữa các vụ nuôi; nên lấy mẫu môi trường, giáp xác, ký chủ trung gian kiểm tra, mầm bệnh âm tính mới tiếp tục thả nuôi tiếp.
+ Thực hiện Đăng ký nuôi thủy sản lồng bè và đối tượng nuôi chủ lực (Tôm sú, tôm thẻ, cá tra) gửi về Chi cục Thủy sản đúng quy định.

Trên đây là một số nội dung chỉ đạo khung lịch mùa vụ nuôi trồng thủy sản năm 2024. Yêu cầu Chủ tịch UBND các xã/thị trấn; Thủ trưởng các đơn vị; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản nghiêm túc thực hiện./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- CT UBND huyện (b/c);
- Lưu: VT, PNN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

 

(đã ký)

Nguyễn Xuân Dinh

 

 

Bình luận

Gửi bình luận
    Bình luận

    Bài viết liên quan

    SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA

    SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA

    SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa có tên khoa học là Cnaphalocrocis medinalis Guenee thuộc họ Ngài sáng (Pyralidae), bộ...
    BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN HẠI LÚA

    BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN HẠI LÚA

    BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN HẠI LÚA Tên khoa học:  Xanthomonas campestris p.v. Oryzae Dowson Bệnh bạc lá lúa được phát hiện đầu tiên tại Nhật Bản vào...
    Bệnh đạo ôn hại lúa

    Bệnh đạo ôn hại lúa

    BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA Bệnh đạo ôn là một trong những bệnh phổ biến và gây hại có ý nghĩa kinh tế lớn nhất ở các nước trồng lúa trên thế...