TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUỲNH LƯU - NGHỆ AN
http://dichvunongnghiepql.vn
Người bạn đồng hành của nhà nông!
logo
slide
Lorem ipsum
Lorem ipsum
Slide4

THÔNG BÁO KẾT QUẢ GIÁM SÁT DỊCH BỆNH CHỦ ĐỘNG TRÊN TÔM NUÔI THÁNG 11  NĂM 2023

UBND HUYỆN QUỲNH LƯU

TRUNG TÂM DỊCH VỤ NN

                Số:  207 /TB-TTDVNN

  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                          Độc lập - Tự do - Hạnh phúc                                        

            Quỳnh Lưu, ngày 16 tháng 11 năm 2023

THÔNG BÁO

KẾT QUẢ GIÁM SÁT DỊCH BỆNH CHỦ ĐỘNG TRÊN TÔM NUÔI THÁNG 11  NĂM 2023

Từ ngày 08-09/11/2023, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đã tiến hành lấy mẫu giám sát dịch bệnh chủ động đối tượng tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh trên địa bàn huyện tại các xã Quỳnh Đôi, Quỳnh Thanh, Quỳnh Bảng.

1.Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu thông báo kết quả như sau:

- Kết quả xét nghiệm số: 3871/CDXN-CĐ ngày 13/11/2023 của Chi cục Thú y Vùng III cho kết quả như sau:

-Vùng nuôi xã Quỳnh Đôi có 04/04 mẫu âm tính bệnh Đốm trắng (WSSV), bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), bệnh Hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV) và bệnh Vi bào tử trùng (EHP).

- Vùng nuôi xã Quỳnh Thanh có 06/06 mẫu âm tính bệnh Đốm trắng (WSSV), bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), bệnh Hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV) và bệnh Vi bào tử trùng (EHP).

- Vùng nuôi xã Quỳnh Bảng 04/04 mẫu âm tính bệnh Đốm trắng (WSSV), bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), bệnh Hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV) và bệnh Vi bào tử trùng (EHP).

                ( Danh sách các hộ nuôi được lấy mẫu)

 

TT

Tên cơ sở

Địa chỉ

Số mẫu đơn

Kết quả giám sát

WSSV

AHPND

IHHNV

EHP

1

Hồ Bá Huy

Quỳnh Đôi

02

Âm tính

Âm tính

Âm tính

Âm tính

2

Hồ Sỹ Bình

01

Âm tính

Âm tính

Âm tính

Âm tính

3

Hồ Sỹ Tình

01

Âm tính

Âm tính

Âm tính

Âm tính

4

Trần Thủy

Quỳnh Thanh

 

03

Âm tính

Âm tính

Âm tính

Âm tính

5

Cao Đình Thiện

01

Âm tính

Âm tính

Âm tính

Âm tính

6

Hồ Đình Chính

01

Âm tính

Âm tính

Âm tính

Âm tính

7

Hồ Đình Thanh

01

Âm tính

Âm tính

Âm tính

Âm tính

8

Hoàng Hải

Quỳnh Bảng

01

Âm tính

Âm tính

Âm tính

Âm tính

9

Trần Chức

01

Âm tính

Âm tính

Âm tính

Âm tính

10

Hồ Sỹ Vinh

01

Âm tính

Âm tính

Âm tính

Âm tính

11

Hồ Linh

01

Âm tính

Âm tính

Âm tính

Âm tính

Tổng cộng

14

 

 

 

 

  1. Các giải pháp thực hiện

- Sau khi có kết quả xét nghiệm Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu đã thông báo kết quả giám sát đến các hộ nuôi, vùng nuôi và chỉ đạo cán bộ phụ trách thường xuyên bám sát cơ sở, hướng dẫn các biện  pháp chăm sóc nuôi dưỡng và phòng chống dịch bệnh trong mùa đông

  1. Hướng dẫn cách chăm sóc cho tôm nuôi mùa đông:

 - Thả nuôi với mật độ phù hợp; giảm mật độ nuôi so với vụ nuôi thông thường. Tuân thủ các biện pháp kỹ thuật trong cải tạo ao, xử lý nước, chăm sóc tôm trong suốt quá trình nuôi.

- Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường; đảm bảo các chỉ tiêu trong phạm vi thích hợp bằng cách sử dụng định kỳ chế phẩm sinh học xử lý đáy ao; xử lý nước ao; hút xi phông đáy ao; tuần hoàn hoặc thay nước định kỳ.

- Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe và sự sinh trưởng của tôm. Tăng cường sức khỏe và đề kháng của tôm; giữ cho tôm không bị “sốc” bằng cách trộn vitamin C; vitamin B complex; men tiêu hóa vào thức ăn và giữ môi trường ổn định.

- Ngưng hoặc giảm thức ăn; không tăng lượng thức ăn theo tính toán khi canh vó (nhá) khi nhiệt độ giảm mạnh và đột ngột, khi có biến động lớn của môi trường.

- Đảm bảo mực nước trong ao nuôi phù hợp để giảm chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm. Đối với ao nuôi thâm canh mực nước nên từ 1,2-1,5m trở lên. Sử dụng mái che toàn phần hay một phần cũng giúp giảm sự chênh lệch nhiệt độ.

- Tăng cường thời gian chạy quạt; nhất là thời điểm trời ít nắng và ban đêm để cung cấp đủ oxy cho tôm. Không tự ý dùng thuốc; hóa chất để phòng trị bệnh tôm;

- Khi phát hiện tôm nuôi bị nhiễm bệnh do vi khuẩn cần sử dụng thuốc diệt khuẩn (Iodine, BKC…) để điều trị. Nếu tôm nuôi bị nhiễm bệnh do virus thì nên báo với Chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn để lấy mẫu kiểm tra xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh, nếu tôm đủ kích cỡ thu hoạch thì nên thu hoạch sớm, càng chần chừ càng thiệt hại nặng.

-Thu hoạch xong cần xử lý nước trong ao bằng hóa chất trước khi thải ra ngoài môi trường xunh quanh nhằm tránh dịch bệnh lây lan trong vùng nuôi.

Trên đây là kết quả giám sát dịch bệnh vùng nuôi tôm thâm canh đợt 2 và một số hướng dẫn cách chăm sóc tôm nuôi vụ đông năm 2023. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đề nghị UBND các xã chỉ đạo cán bộ chuyên trách triển khai đến các cơ sở, vùng nuôi tôm được biết để thực hiện./.

Nơi nhận:

- UBND huyện (b/c);

- Chi cục CN&TY(b/c)

- Phòng NN & NT (b/c);

- Phòng TC- KH (b/c);

- UBND xã Q Đôi, Q Thanh, Q Bảng;

  - Các hộ nuôi (để ph/hợp thực hiện);

- Trang Website Trung tâm( để đăng tin);

- Tổ chỉ đạo 162( để thực hiện);

- Lưu:  HCTH,Vt.

       GIÁM ĐỐC

 

 

(Đã ký)

 

 

               Nguyễn Anh Hùng

 

Bình luận

Gửi bình luận
    Bình luận

    Bài viết liên quan

    SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA

    SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA

    SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa có tên khoa học là Cnaphalocrocis medinalis Guenee thuộc họ Ngài sáng (Pyralidae), bộ...
    BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN HẠI LÚA

    BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN HẠI LÚA

    BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN HẠI LÚA Tên khoa học:  Xanthomonas campestris p.v. Oryzae Dowson Bệnh bạc lá lúa được phát hiện đầu tiên tại Nhật Bản vào...
    Bệnh đạo ôn hại lúa

    Bệnh đạo ôn hại lúa

    BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA Bệnh đạo ôn là một trong những bệnh phổ biến và gây hại có ý nghĩa kinh tế lớn nhất ở các nước trồng lúa trên thế...