TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUỲNH LƯU - NGHỆ AN
http://dichvunongnghiepql.vn
Người bạn đồng hành của nhà nông!
logo
slide
Lorem ipsum
Lorem ipsum
Slide4

NGƯỜI NÔNG DÂN ĐI ĐẦU VỚI CÔNG NGHỆ MÁY CẤY

NGƯI NÔNG DÂN ĐI ĐU VI CÔNG NGH MÁY CY

                                                               Ảnh và bài: Ks Hồ Thị Chung

Anh Hồ Văn Sinh, sinh năm 1974 ở thôn 9 xã Quỳnh Lâm là hộ nông dân đi đầu, dám mạnh dạn đầu tư máy cấy phục vụ sản xuất nông nghiệp. Năm 2022, anh được người dân trong thôn tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn. Nhờ vậy, anh được tham dự những cuộc hội nghị, hội thảo do UBND xã và cấp tên tổ chức.  Quá trình làm Trưởng thôn, được lắng nghe, chia sẽ khó khăn của nông dân từ đó anh nhận thấy cần có những thay đổi trong sản xuất tại địa phương nơi có diện tích sản xuất lúa trên 650 ha/vụ (lớn nhất huyện Quỳnh Lưu).

          Vụ Xuân 2021, anh bắt đầu đầu tư 01 máy cấy cầm tay trị giá 70 triệu, vụ đầu tiên triển khai thực được 3,0 ha nhưng anh gặp không ít khó khăn do bà con nông dân chưa quen với việc cấy máy (mật độ bình quân 21- 23 khóm/m2) so với hiện tại bà con đang cấy mật độ 35- 38 khóm/m2. Sau khi anh cấy máy xong, một số hộ còn cấy xen vào hàng sông cho đỡ thưa, một số hộ còn bắt anh cam kết năng suất cuối vụ, ……Rồi vụ sản xuất đó đã kết thúc, năng suất lúa cấy máy cao hơn bà con cấy tay 20-40kg/sào, chi phí giảm hơn so với cấy truyền thống. Kết quả đó đã tạo được lòng tin nơi người dân nên vụ Hè thu anh đã tổ chức cấy máy được 12,0 ha.

          Nhận thấy, nhu cầu của bà con trong thôn và trong xã tiếp tục tăng nên đầu năm 2022 anh đầu tư thêm 01 máy cấy cầm tay nữa. Năm đó anh đã sản xuất được tổng cộng 120ha. Tuy nhiên do thời vụ sản xuất trong vùng ngắn khoảng 10- 15 ngày (đặc biệt là vụ Hè thu), trong khi máy cấy cầm tay của anh mỗi ngày cấy được khoảng 2,0 - 2,5 ha nên một số thời điểm anh phải thuê máy từ huyện Yên Thành ra hoặc từ Thanh Hóa vào để cấy cho kịp tiến độ.

Trên diện tích đất 0,5 ha ven đồi, anh Sinh trồng các loại cây ăn quả như Mít, Hồng Xiêm và 150 cây Dổi. Diện tích đất trống anh tận dụng để mạ khay.

Đến nay, đầu vụ Hè 2023 gia đình anh Sinh đã có 12.000 khay để gieo mạ, 01 máy gieo mạ và 03 máy cấy (trong đó 02 máy cầm tay và 01 máy ngồi điều khiển – mỗi ngày 03 máy sẽ cấy được từ 5,0-6,0 ha lúa) với tổng giá trị khoảng 600 triệu để phục vụ kịp thời sản xuất cho bà con trong xã. Theo tính toán của anh Sinh, gia đình anh nhận làm mạ khay và cấy máy anh thu người dân 300.000 đồng/sào, trừ chi phí khoảng 270.000- 280.000 đồng/sào (gồm mua đất làm giá mạ khay, thuê nhân công, khấu hao máy móc, ….) thì mỗi sào anh thu lãi  khoảng 20.000- 30.000 đồng.

          Trao đổi với chúng tôi, Ông Nguyễn Văn Định Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Từ khi hộ Anh Hồ Văn Sinh đầu tư hệ thống máy gieo mạ khay, máy cấy người dân trong xã rất phấn khởi, hạn chế sức lao động, giảm được công làm mạ và cấy khoảng 300.000- 320.000 đồng/ sào mà năng suất tăng từ 20- 40 kg/sào. Cũng chính nhờ máy cấy mà sản xuất lúa của xã Quỳnh Lâm luôn đạt được kế hoạch đề ra đặc biệt là vụ Hè thu-Mùa.

          Chúng tôi hy vọng rằng, công nghệ máy cấy ngày càng được áp dụng rộng rãi trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, giúp nông dân giải phóng bớt sức lao động, giảm chi phí mà vẫn tăng hiệu quả sản xuất đặc biệt trong sản xuất Hè thu như hiện nay./.

Hình ảnh 1: Máy gieo mạ khay

Hình ảnh 2: Anh Hồ Văn Sinh kiểm tra mạ khay

Hình 3: Mạ khay đủ tiêu chuẩn để cấy máy

Hình ảnh: Máy cấy người điều khiển cầm tay không có ghế ngồi lái

Hình ảnh: Ruộng lúa cấy bằng máy

Bình luận

Gửi bình luận
    Bình luận

    Bài viết liên quan

    SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA

    SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA

    SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa có tên khoa học là Cnaphalocrocis medinalis Guenee thuộc họ Ngài sáng (Pyralidae), bộ...