TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUỲNH LƯU - NGHỆ AN
http://dichvunongnghiepql.vn
Người bạn đồng hành của nhà nông!
logo
slide
Lorem ipsum
Lorem ipsum
Slide4

Hướng dẫn chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thủy sản sau mưa lụt

         UBND HUYỆN QUỲNH LƯU            CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRUNG TÂM DV NÔNG NGHIỆP                   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc       

           Số: 188 /HD- TTDVNN                         Quỳnh Lưu, ngày 6 tháng 10  năm 2022

 

HƯỚNG DẪN

Chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi và NTTS sau mưa lụt

            Do ảnh hưởng của hoàn lưu Bão số 4 (Bão Noru), từ ngày 28/9 đến 02/10 trên địa bàn huyện có lượng mưa rất to trong thời gian ngắn đã gây úng ngập trên diện rộng gây thiệt hại nặng nề đối với sản xuất nông nghiệp. Thống kê sơ bộ thiệt hại đến ngày 03/10/2022:

- Về trồng trọt: Có 1.617 ha các loại cây trồng bị ngập và đổ ngã, trong đó có 28,3 ha lúa mùa chưa thu hoạch; 1.512,5 ha ngô, lạc, rau màu; 74,6 ha cây ăn quả, mía, sắn và 2,0 ha cây lâm nghiệp. Do bị ngập sâu trong nước và kéo dài 5-6 ngày nên hầu hết các loại cây ngô, rau màu bị mất trắng không có khả năng khắc phục.

- Về chăn nuôi và TTTS: Số gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi: lợn 745 con, dê 103 con, hươu 01 con, chó 27 con, thỏ 15 con và gia cầm 90.984 con; diện tích NTTS bị ngập, tôm 211ha,  cá nước ngọt 879ha (ao hô 627ha, cá lúa 255 ha)

Để hạn chế thiệt hại, dịch bệnh xẩy ra, nhanh chóng khôi phục sản xuất, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đề nghị các xã, thị trấn hướng dẫn nhân dân tiếp tục khơi thông cống rãnh, mương máng để rút kiệt nước trên ruộng, vườn. Sau khi nước rút áp dụng các giải pháp khôi phục sản xuất, khắc phục tình trạng úng ngập trên cây trồng, vật nuôi như sau:

  1. Đối với cây trồng:

a. Khắc phục tình trạng cây trồng bị ngập úng:

Tranh thủ thời tiết có nắng, khẩn trương thu hoạch diện tích lúa mùa đã chín , diện tích lúa còn xanh bị đổ ngã tiến hành dựng lúa lên, cột thành chùm 2-3 khóm để tránh hạt lúa nảy mầm trên bông.

Những diện tích ngô, lạc, rau màu còn có khả năng phục hồi ( kiểm tra bộ rễ, diệp lục của lá) cần đào sâu rãnh luống 15-20cm để hạ thấp mức nước ngầm giúp đất nhanh khô, hạn chế cây bị úng gây thối hỏng bộ rễ, xới nhẹ trên bề mặt cách gốc 10cm, sử dụng nước lân pha loãng để tưới đối với đất khô, rắc lân lên bề mặt đất đối với đất ươt, phun qua lá các loại phân bón lá có chứa hàm lượng lân và kali cao như chế phẩm KH, Pennac P, Siêu lân, Đầu trâu, HVP… để kích thích ra rễ giúp cây nhanh chóng hồi phục. Khi cây hồi phục ra rễ trắng, lá có màu xanh trở lại cần bón hoặc tưới phân NPK hoặc đạm kết hợp với kali vào khoảng giữa hai hàng cây hoặc tưới xung quanh gốc (cách gốc cây 10-15cm tuỳ từng loại cây trồng), tỷ lệ phân đạm và kali bón cho rau màu tuỳ thuộc vào loại rau màu: Đối với cây rau ăn củ, quả tỷ lệ đạm/kali là 2-3 phần đạm/1 phần kali, rau ăn lá tỷ lệ đạm/kali là 4-5 phần đạm/1 phần kali.

Xẻ mương trên vườn cây ăn quả và cây công nghiệp để hạ thấp mực nước ngầm, cắt tỉa bớt cành lá đều theo 4 hướng, thu gom, tiêu hủy những quả bị rụng, bón vôi trên bề mặt, tập trung xới nhẹ, phá váng, phun bổ sung phân bón lá có chứa Fe, Bo, Cu, B, Zn,… tránh hiện tượng nứt rụng quả, cần vun gốc, dậm chặt các cây bị long gốc, bổ sung các thuốc phòng trừ nấm hại rễ hoặc tưới chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichoderma vào xung quanh gốc. Khi bộ rễ cây đã phục hồi mới tiến hành bón phân hữu cơ kết hợp phân khoáng, phun phân bón lá (hạn chế sử dụng phân hóa học) để tăng khả năng phục hồi của cây. Theo dõi thường xuyên, kịp thời phòng trừ các bệnh hại rễ do nấm gây hại.

b. Tiếp tục tăng cường sản xuất cây trồng vụ Đông:

Sau khi nước rút, những diện tích cây trồng không còn khả năng khôi phục cần tiến hành thu gom, tiêu hủy cây trồng bị chết, bón vôi, xới xáo, bề mặt đất, lên lại luống để gieo trồng lứa mới. Những diện tích chưa sản xuất tiến hành làm đất để tiếp tục sản xuất các loại cây trồng có thời gian sinh trưởng dưới 90 ngày như: rau màu, ngô nếp, ngô ngọt, ngô sinh khối,...

Do ngập lụt nên chuột di chuyển lên các vùng cao, gò cao, đề nghị các xã, thị trấn phát động diệt chuột đồng loạt với các biện pháp thích hợp như đào bắt, đổ nước,…hạn chế chuột gây hại cây trồng sau khi sản xuất.

  1. Đối với gia súc, gia cầm.

2.1. Kiểm tra, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng

- Đảm bảo đủ lượng thức ăn và nước uống

- Trong những ngày sau mưa bão hạn chế chăn thả

- Kiểm tra sức khỏe đàn gia súc, gia cầm.

+ Kiểm tra tình trạng chung như dáng đi, các biểu hiện bất thường của gà như liệt chân, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, ho khó thở... Kiểm tra phân dưới nền chuồng.

+ Kiểm tra tình trạng ăn uống: xem có ăn uống như ngày thường hay có 1 số con hoặc cả đàn bỏ ăn...

+ Khi có dấu hiệu bất thường phải can thiệp ngay, hạn chế gia súc, gia cầm ốm chết

- Khi có gia súc, gia cầm ốm chết bất thường, chưa rõ nguyên nhân, đổ ngã do đói rét phải báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương; nghiêm cấm việc dấu dịch, bán chạy, giết mổ, vứt xác bừa bãi làm lây lan dịch bệnh.

a. Đối với trâu, bò

- Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống tại chuồng: Những ngày bình thường, nên cho trâu bò trưởng thành ăn khoảng 25 - 30 kg thức ăn xanh, thô và 1,5 kg thức ăn tinh, chia làm hai bữa/ ngày. Nước uống đảm bảo sạch có thể pha nước muối cho uống: Pha nước ấm 37 - 380C với muối, nồng độ 0,1-0,3% (tương đương 10 – 30g muối/10 lít nước),  Lượng nước uống bê, nghé 4- 10 lít/ ngày đêm, trâu bò 10- 35 lit/ ngày đêm.

b. Đối với lợn:

- Đảm bảo khối lượng và chất lượng từng loại lợn

Giai đoạn

Nhu cầu thức ăn

Chất lương thức ăn

Số bữa ăn / ngày

Nhu cầu nước uống

(Lít)

Lượng thức ăn

Tỷ lệ đạm (%)

Năng lương

(Kcal/kg TĂ)

10- 30 kg

= Khối lượng cơ thể x 5%

17

2900-3100

3 - 4

2- 5

30-60 kg

= Khối lượng cơ thể x 4%

15

2900

3

5-10

60 – xuất bán

= Khối lượng cơ thể x 3%

13

2900-3200

2

10-15

c. Đối với vịt nuôi thịt

Giai đoạn

Nhu cầu thức ăn

Chất lương thức ăn

Số bữa

ăn/ngày

Nhu cầu nước uống

(Lít)

Lượng thức ăn

Ngày đêm

Tỷ lệ đạm (%)

Năng lương

(Kcal/kg TĂ)

1-21 ngày

3.5 gam/con tăng lên đạt 73.5 gam/ con

20

2900

4-6

Tương đương lượng thức ăn

22-56 ngày

ổn định 74 gam/ con

17

2900

3-4

 

d. Đối với gà lông màu nuôi thịt

Giai đoạn

Nhu cầu thức ăn

Chất lương thức ăn

Số bữa ăn / ngày

Nhu cầu nước uống

(Lít)

Lượng thức ăn

Ngày đêm

Tỷ lệ đạm (%)

Năng lương

(Kcal/kg TĂ)

1- 4 tuần

Ăn tự do

20

2900

4-6

=1.5-2lần  lượng thức ăn

4 - 10 tuần 

44- 65 gam/ con

17

2900

3-4

2.2. Vệ sinh thú y:

a. Vệ sinh thức ăn, nước uống

- Không cho GS,GC ăn cám đã bị ẩm ướt, mốc ( đặc biệt đối với gia cầm)

- Không sử dụng nước ao tù để tắm và cho Vật nuôi uống

- Máng ăn, máng uống phải được rửa sạch và phun sát trùng, phơi nắng hoặc ngâm foocmon 2% định kỳ 1 tháng 1 lần. Hàng ngày thay nước uống và rửa lại máng sạch sẽ.

- Làm sạch máng ăn, máng uống trước khi cho ăn.

          - Không sử dụng thức ăn thừa từ nhà hàng khi chưa được nấu chín, thức ăn từ chuống, trại có vật nuôi bị bệnh

b. Vệ sinh chuồng trại, vườn chăn thả và môi trường xung quanh

-  Thu gom chất thải, vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, đảm bảo khô ráo

- Phun thuốc sát trùng  trong chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi bằng các dung dịch thuốc sát trùng như Virkon 0,25%, Bencocid (pha theo hướng dẫn trên bao bì), tần suất tuần đầu tiên 2 lần/ tuần  sau đó 1 lần/ tuần, kéo dài ít nhất 3 tuần.

- Rắc vôi bột trước cửa ra vào chuồng trại, khu vực xung quanh trại thường xuyên.

- Thường xuyên diệt chuột và côn trùng ở khu vực chăn nuôi; làm cỏ, phát quang cây cối quanh khu vực chuồng nuôi để tránh những con vật mang mầm bệnh cho vật nuôi.

c. Tiêm phòng vắc xin

- Thực hiện nghiêm túc lịch phòng vắc-xin và thuốc định kỳ cho đàn vật nuôi.

- Triển khai tiêm phòng cho đàn Gia súc, Gia cầm vụ Thu 2022 theo kế hoạch Kế hoạch 161/KH-UBND ngày 14/9/2022 của UBND huyện Quỳnh Lưu, đảm bảo nhanh, gọn, đạt tỷ lệ  bảo hộ

+ Đối với Trâu, Bò: Tiêm vắc xin Tụ huyết trùng trâu bò, Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục;

+ Đối với Lợn: Tiêm vắc xin Tụ huyết trùng, Dịch tả lợn, Lở mồm long móng;

+ Đối với gà: Tiêm vắc xin Cúm Gia cầm, Niu- cát- sơn;

+ Đối với vịt: Tiêm vắc xin Cúm Gia cầm, Dịch tả.

2.3. Một số bệnh thường gặp sau mùa mưa bão:

a. Đối với gia súc, gia cầm còn non:

+ Bệnh Lợn con ỉa phân trắng, E.coli Sưng phù đầu, Bệnh cầu trùng (ỉa ra máu tươi)

+ Bệnh tiêu chảy bê nghé, Bệnh cầu trùng (ỉa ra máu tươi), bệnh viêm phổi

+ Bệnh cầu trùng gà (ỉa ra máu tươi) ghép bệnh Ecoli+ thương hàn ( phân sáp), bệnh viêm phổi, bệnh hen khẹc gà vịt ngan...

b. Đối với gia súc, gia cầm trưởng thành

+ Bệnh viêm phổi, hen suyễn ở Lợn, hen khẹc ở gia cầm

+ Bệnh tụ huyết trùng Trâu bò; Lợn; Gia cầm

c. Chẩn đoán và điều trị:

* Căn cứ vào chẩn đoán Thú y cơ sở đưa ra pháp đồ điều trị cho từng loại bệnh, nguyên tắc dùng kháng sinh kết hợp các loại thuốc hỗ trợ khác: (các loại vitamine, thuốc điện giải, cầm máu, hỗ trợ hô hấp, giảm phù...). Ưu tiên dùng hỗn hợp kháng sinh; kháng sinh hoạt phổ rộng, đặc trị.

+Bệnh đường hô hấp dùng các loại kháng sinh dòng Ampiciline, Kanamycine.., Hen suyễn: dùng kháng sinh Tylosin, Erythromyciene, Tiamulie...

+ Bệnh đường ruột: dung các loại kháng sinh dòng  Norfloxacine, Colistine, flophenicol...

+ Bệnh cầu trùng dùng thuốc: ănticoc, cocci- stop...

  1. Đối với động vật thủy sản:

        3.1. Tôm thẻ chân trắng:

- Sau khi nước rút, tháo toàn bộ nước mặt ra khỏi ao qua cống tràn hoặc dùng máy bơm, bơm nước mặt ra khỏi ao.

- Kiểm tra bờ ao, cống khắc phục những chỗ sạt lở.

- Bón vôi bột trên bờ ao với lượng 10-15kg/100m2 bờ ao để ngăn phèn và diệt khuẩn toàn bộ khu vực nuôi.

- Tăng cường chạy máy sục khí, quạt nước tránh hiện tượng phân tầng nước ao.

- Đặt vó để kiểm tra và định lượng số lượng tôm thực tế có trong ao.

- Nếu lượng tôm còn nhiều. Hòa nước vôi trong với lượng 3-5kg/100m3 tạt xuống ao lúc 8-9h tối để nâng độ pH trong ao đạt 7-8 (liên tục 2-3 ngày).

- Tăng cường bón thêm khoáng chất (khoáng tổng hợp, bột đá..) để ổn định môi trường ao nuôi.

- Dùng Iodine lúc 5-6h tối để diệt nấm, nguyên sinh động vật, vi khuấn...

- Dùng men vi sinh (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) lúc 8 – 9h sáng để phân hủy chất hữu cơ và ổn định môi trường ao nuôi.

- Chọn thức ăn chất lượng cao kết hợp trộn thêm các chất bổ sung như phòng gan, ruột, khoáng ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi (cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Lưu ý: Đối với các ao chưa thả nuôi: Tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật đã khuyến cáo để thả giống vào cuối tháng 10/2022.

         3.2. Đối với các ao nuôi tôm bị mất trên 70%:

          Có thể thả trực tiếp các đối tư­ợng chủ lực là: Cá Rô Phi, cá Vư­ợc, Chim biển, cua biển đây là những đối tư­ợng có giá trị kinh tế cao, thích nghi rộng với các điều kiện môi tr­ường, dễ nuôi và đặc biệt có nguồn giống tại chổ, đã nuôi thử nghiệm thành công từ những vụ nuôi tr­ước.

          + Cá rô phi nên thả cỡ 4 - 6 cm, phải chọn giống đơn tính có chất l­ượng cao; trước khi thả phải thuần cho cá quen với độ mặn; mật độ thả từ 1 - 2 con/m2 (có quy trình h­ướng dẫn kỹ thuật riêng).

            + Cua biển: Chọn cua cỡ 20gam/con trở lên; mật độ thả 0,5 -1 con/m2 (có quy trình h­ướng dẫn kỹ thuật riêng).

           3.3. Đối với hồ đập lớn:

+ Để xử lý đối với các hồ đập lớn thật sự rất khó do diện tích quá lớn và các hồ đập còn phải xả thải do vậy việc xử lý hóa chất sẽ không hiệu quả và tốn kém do vậy chỉ nên theo dõi hoạt động của cá và ngăn hạn chế không cho cá tràn ra ngoài; cần bổ sung đủ lượng thức ăn xanh cho cá trắm, bổ sung thêm phân chuồng, dùng cây phân xanh bó thành bó cho xuống hồ đập càng nhiều càng tốt để tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên.  Nếu các hồ đập nhỏ có thể dùng xuồng hòa vôi, tạt xuống nước 7kg/100m2 giúp giảm độ đục và ổn định môi trường. (áp dụng đối với các hồ đập không còn phải xả nước)

            3.4. Đối với các ao nuôi quảng canh và ao nuôi bán thâm:

+ Giữ lại mức nước trong ao 1m trở lên.

+ Dùng lưới kéo kiểm tra cá (nếu số lượng cá còn 20% trở lên trong ao) sau đó dùng vôi; chế phẩm sinh học; men vi sinh; BKC hòa vào nước tạt xuống ao nhằm làm trong nước, ổn định độ pH cải thiện môi trường.

+ Bón thêm phân chuồng hoai để gây màu tăng nguồn thức ăn tự nhiên. Nếu kiểm tra số lượng cá còn nhiều nên bổ sung thêm thức ăn tinh bột, thức ăn tự chế biến, thức ăn công nghiệp thức ăn có độ dinh dưỡng cao giúp cá phát triển tốt hơn, cá khỏe, tăng sức đề kháng chịu đựng tốt đối với sự biến động của môi trường.

             3.5. Đối với cá ruộng lúa:

       Kiểm tra nếu còn cá nên giữ lại mức nước trong rộng 40-50cm, hòa vôi tạt xuống sau đó bổ sung thêm thức ăn xanh chất lượng, bổ sung thêm phân chuồng hoai. Nếu các ruộng có mương bao nên dồn cá xuống mương để tập trung chăm sóc: dùng thức ăn tinh bột, thức ăn tự chế biến, thức ăn công nghiệp cho ăn bổ sung thêm.

Cần bổ sung thêm vào thức ăn của cá các loại thuốc phòng bệnh cho cá như: Thuốc Tiên đắc; KNO4-12, tỏi xay, vi tamimC làm tăng sức đề kháng cho cá. Theo dõi họạt động của cá tình hình dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

 Khi thấy cá khoẻ, vận động tốt, chọn thời tiết tốt dâng nước lến để thả cá trở lại ruộng.

Bên cạnh những giải pháp về môi trường và sức khỏe cho cá thì cần gia cố thêm bờ ao, hệ thống mương cấp thoát nước đảm bảo. 

Trên đây hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản sau mùa mưa bão, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đề nghị UBND các xã, thị trấn hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt./.

 

Nơi nhận:

GIÁM ĐỐC

- TT Huyện ủy, HĐND huyện ( B/c);                                        

- Đ/c Nguyễn Xuân Dinh, PCT UBND huyện ( B/c);

- Phòng NN&PTNT huyện ( B/c);

- UBND các xã, Thị trấn, các HTXNN (T/h) ;

- Trang Website Trung tâm;

- Lưu: VT, KN-PTNT.

  In PT........... bản

(đã ký)

 

Nguyễn Anh Hùng

Bình luận

Gửi bình luận
    Bình luận

    Bài viết liên quan

    SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA

    SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA

    SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa có tên khoa học là Cnaphalocrocis medinalis Guenee thuộc họ Ngài sáng (Pyralidae), bộ...
    BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN HẠI LÚA

    BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN HẠI LÚA

    BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN HẠI LÚA Tên khoa học:  Xanthomonas campestris p.v. Oryzae Dowson Bệnh bạc lá lúa được phát hiện đầu tiên tại Nhật Bản vào...