TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUỲNH LƯU - NGHỆ AN
http://dichvunongnghiepql.vn
Người bạn đồng hành của nhà nông!
logo
slide
Lorem ipsum
Lorem ipsum
Slide4

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG CHỐNG NẮNG NÓNG CHO TÔM, CÁ

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG CHỐNG NẮNG NÓNG CHO TÔM, CÁ

Tỉnh Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, chịu tác động lớn từ gió Phơn Tây Nam (gió Lào) rất khô và nóng. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn tình hình thời tiết năm 2023 diễn biến rất phức tạp, bất thường. Các đợt nắng nóng diễn ra gay gắt, nắng nóng kéo dài nhiệt độ có nhiều ngày trên 37o C kèm theo những cơn mưa rào, lốc lớn sẽ làm thay đổi đột ngột yếu tố môi trường trong ao nuôi, đồng thời là thời điểm thích hợp cho một số loại bênh trên cá, tôm phát triển mạnh. Để khắc phục và khống chế các yếu tố môi trường ao nuôi nằm trong ngưỡng thích hợp cho tôm, cá phát triển. Khuyến cáo các hộ nuôi trồng thủy sản thực hiện một số giải pháp kỹ thuật như sau:

  1. 1. Đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Chủ động nâng và giữ mức nước ao nuôi ở đạt độ sâu trên 1,3 m. Đối với các

 ao đáy nông không đủ độ sâu mực nước nói trên nên đào mương, thả bèo tây (trong khung) che phủ 10-15%, lưới đen, dàn mướp 20 -30% diện tích mặt ao cho cá tránh nóng.

Không bón phân chuồng, hạn chế việc xả thải, chất thải chăn nuôi, chất thải sinh hoạt xuống ao và không làm đục đáy ao.

Xác định đúng số lượng cá trong ao để cho cá ăn hợp lí, những ngày nắng

nóng nhiệt độ > 33o C  giảm lượng thức ăn xuống còn 50 -60% so với bình thường. Nếu nuôi theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp để tăng sức đề kháng cho cá hàng ngày bổ sung 3-5gam Vitamin C/1 kg thức ăn.

Không nên thả mật độ dày, những ao thả dày có điều kiện nên san thưa, nếu

cá lớn nên thu tỉa bớt. Định kì 5-7 ngày thay nước 1 lần mỗi lần 20-30% lượng nước trong ao, bón vôi liều lượng từ 2-3kg/100m3 nước tùy theo độ pH nước ao. Đảm bảo pH nước ao từ 7,5 -8,5 là tốt nhất.

Đối với những ao nuôi môi trường bị ô nhiễm, đáy ao quá nhiều bùn đất, phải có kế hoạch vét, hút bớt bùn bẩn vào thời điểm thích hợp, sau đó sử dụng các loại men vi sinh để cải thiện môi trường hoặc hóa chất như BKC, Iodin để diệt khuẩn nước ao, kết hợp với quạt nước hoặc bơm nước để tăng hàm lượng oxy trong nước.

Để ổn định môi trường ao nuôi, ức chế tảo độc phát triển, phân hủy chất hữu

cơ nền đáy, tiêu diệt các mầm bệnh, phát triển các vi sinh vật có lợi giúp cá hấp thu dinh dưỡng tốt…người nuôi nên sử dụng chế phẩm sinh học trong suốt quá trình nuôi. Tùy từng đối tượng nuôi, hình thức nuôi, người nuôi lựa chon các dòng chế phẩm sinh học khác nhau. Sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Không được sử dụng mem vi sinh cùng với các loại hóa chất có tính diệt

khuẩn như BKC, thuốc tím, Chlorine, Iodine, kháng sinh. Đồng thời, không được sử dụng men vi sinh khi các chất trên đang hiện diện trong môi trường nước ao nuôi.

Vào những ngày thời tiết nắng nóng gay gắt, thời tiết thay đổi đột ngột nếu cá có hiện tượng nổi đầu do thiếu oxy thì tiến hành thay nước/bơm nước, tăng cường quạt nước.

  1. Đối với nuôi tôm mặn lợ.

Công tác chuẩn bị ao nuôi phải được thực hiện theo đúng quy trình: Tẩy dọn, diệt tạp, phơi đáy, khử trùng nền đáy. Để hạn chế những bệnh nguy hiểm trên tôm như  (đốm trắng, đầu vàng, taura, hoại tử cơ và cơ quan tạo máu…), người nuôi cần mua giống tại những cơ sở có uy tín, đã có kiểm dịch.

Cần duy trì mực nước trong ao nuôi > 1,4m. Tăng cường quạt nước trong ao

những ngày nắng gắt hoặc trong khi mưa lớn giúp xáo trộn nước, tránh hiện tượng phân tầng trong ao nuôi.

Có biện pháp chống xói lở bờ ao và ngăn nước mưa kéo theo các chất thải hữu cơ xuống ao (trên bờ ao nên có rãnh thoát cùng hệ thống hố ga). Rải vôi quanh bờ ao trước khi trời mưa để tránh hiện tượng giảm pH đột ngột trong ao nuôi. Đảm bảo pH nước ao nuôi từ 7,5 -8,5 là tốt nhất.

Mật độ nuôi vừa phải, không nên nuôi dày để dễ chăm sóc và quản lý ao nuôi. Đối với tôm thẻ chân trắng ao nuôi trải bạt sọc mật độ từ 50-100 con/m2; nuôi theo mô hình công nghệ cao hai, ba giai đoạn: giai đoạn đầu thả với mật độ từ 800-1.000 con/m2 sau 20-25 ngày chuyển sang ao nuôi mật độ từ 300-500 con/m2, giai đoạn sau 200-300 con/m2.

Định kì theo dõi các chỉ tiêu môi trường nước trong ao nuôi (nhiệt độ, độ mặn,

 pH, độ kiềm, độ oxy hòa tan, NH3, H2S…); Kiểm soát chất thải hữu cơ trong ao (Xác định chính xác khẩu phần thức ăn trong ngày, dùng chế phẩm vi sinh để phân hủy hàm lượng chất hữu cơ, ổn định tảo và màu nước); tăng cường sức đề kháng cho tôm trong giai đoạn thời tiết bất lợi bằng cách bổ sung các chất khoáng, vi sinh đường ruột, Betaglucan, Vitamin…

Người nuôi nên định kì lấy mẫu kiểm tra xác định mức độ cảm nhiễm vi khuẩn

Vibrio sp trên tôm, nước nuôi và bùn đáy ao để có biện pháp xử lý làm giảm thiểu bệnh do vi khuẩn trong mùa nóng.

Người nuôi cần sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng và các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học có trong danh mục được phép lưu hành trong nuôi trồng thủy sản để xử lí môi trường, phòng, chữa bệnh, quản lý sức khỏe tôm nuôi.

Trong quá trình nuôi khi phát hiện tôm có dấu hiệu không bình thường, nghi ngờ nhiễm bệnh, hoặc có hiện tượng chết bất thường trong ao nuôi phải báo ngay cho các hộ xung quanh và cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản gần nhất để được hướng dẫn và xử lí kịp thời, tránh hiện tượng lây lan bệnh trong vùng nuôi. Tuyệt đối không xả nước chưa qua xử lí hoặc tôm chết ra ngoài môi trường, chấp hành nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bênh trên tôm nuôi.

Danh Thịnh: Trung tâm DVNN Quỳnh Lưu

Bình luận

Gửi bình luận
    Bình luận

    Bài viết liên quan

    SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA

    SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA

    SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa có tên khoa học là Cnaphalocrocis medinalis Guenee thuộc họ Ngài sáng (Pyralidae), bộ...