TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUỲNH LƯU - NGHỆ AN
http://dichvunongnghiepql.vn
Người bạn đồng hành của nhà nông!
logo
slide
Lorem ipsum
Lorem ipsum
Slide4

Về chúng tôi

Giới thiệu trung tâm

Giới thiệu Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
I. Thông tin về đơn vị:

Tên đơn vị theo con dấu: Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu.
Địa chỉ: Thôn Hồng Long, xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Số điện thoại: 0383 864 758.

Website: https://dichvunongnghiepql.vn

Địa chỉ Email: trungtamdichvunongnghiep.ql@gmail.com

* Vị trí, chức năng nhiệm vụ của đơn vị:

a) Vị trí:Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu là đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Trung tâm chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND huyện; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp & PTNT và các cơ quan chuyên ngành cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền.

 b) Chức năng:

Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, khuyến nông, phát triển nông thôn khi được cấp có thẩm quyền giao.

Trung tâm có chức năng thực hiện các dịch vụ kỹ thuật về trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, khuyến nông, vật tư nông nghiệp và các dịch vụ khoa học kỹ thuật nông nghiệp khác tại địa phương.

c) Nhiệm vụ:

  1. Tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về trồng trọt, bảo vệ thực vật; về chăn nuôi, thú y, vệ sinh môi trường; về kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, kinh tế hộ, bố trí dân cư, giảm nghèo và an sinh xã hội nông thôn, phát triển nông thôn; về công tác khuyến nông, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, cơ điện nông nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn; tiếp nhận, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật áp dụng công nghệ mới vào nông nghiệp và các nhiệm vụ khác khi được các cơ quan có thẩm quyền giao.
  2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ về điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo tình hình dịch hại cây trồng, dịch bệnh động vật trên địa bàn huyện; thông báo kịp thời và đề xuất chủ trương, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng, chống dịch hại cây trồng, dịch bệnh động vật trên địa bàn huyện; xây dựng, duy trì hệ thống điều tra, phát hiện, cảnh bảo, tổng hợp cơ sở dữ liệu về tình hình dịch hại cây trồng, dịch bệnh động vật trên địa bàn phụ trách theo quy định.
  3. Là đơn vị đầu mối tiếp nhận hóa chất, vắc xin thú y, tổng hợp báo cáo kết quả, hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán theo quy định. Thực hện công tác dịch vụ khuyến nông, cung ứng và tư vấn sử dụng các loại giống cây trồng, giống vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, các loại vật tư, trang thiết bị thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư và ngành nghề nông thôn khác phục vụ sản xuất theo quy định của pháp luật.

      4.Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về cho UBND huyện; phòng Nông nghiệp & PTNT và các cơ quan quản lý            chuyên ngành (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và thú y) thuộc sở Nông nghiệp & PTNT và theo quy                 định.

  1. Tham gia, phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh và phòng chuyên môn cấp huyện trong tư vấn về chuyên môn, nghiệp vụ: Thực hiện công tác quản lý nhà nước về sản xuất, buôn bán và sử dụng vật tư nông nghiệp (Giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản, thức ăn chăn nuôi, thức ăn nuôi trồng thủy sản, xây dựng thương hiệu, bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp, bảo quản về sản xuất an toàn thực phẩm); kiểm dịch thực vật nội địa; tham gia giám sát về quảng cáo, hội nghị, hội thảo chuyên ngành đối với các loại vật tư nông nghiệp trên địa bàn quản lý; tham gia quy hoạch xây dựng cơ sở giết mổ tập trung và thực hiện kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y..... khi được các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh ủy quyền.
  2. Tham gia, phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh, phòng chuyên môn cấp huyện kiểm tra, giám sát: các cơ sở sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; các cơ sở sản xuất, buôn bán nông lâm sản và thủy sản trên địa bàn.
  3. Phối hợp với các phòng chuyên môn cấp huyện tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, tái cơ cấu ngành trên địa bàn; tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án, đề án; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo từng vụ, hàng năm và từng giai đoạn của cấp huyện; phối hợp tổ chức xây dựng và hướng dẫn hoạt động của mạng lưới Bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông cơ sở.
  4. Phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh, cấp huyện và các phòng ban liên quan tổ chức liên kết với các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp để tổ chức trình diễn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, phát triển nông thôn (giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, kinh tế nông hộ.....) cho nông dân.
  5. Tham gia theo dõi, đánh giá, nhận xét khảo nghiệm, sản xuất thử, báo cáo cơ quan liên quan đề xuất với cơ quan có thẩm quyền công nhận giống mới trong nông nghiệp và thủy sản theo quy định.
  6. Phối hợp với Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện tổng hợp, đánh giá tình hình dịch hại báo cáo cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh cho ý kiến tham mưu công bố dịch, công bố hết dịch hại trên cây trồng, dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật; phối hợp với Phòng Nông nghiệp & PTNT đề xuất với UBND huyện các biện pháp phòng, tránh và khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch hại cây trồng, dịch bệnh động vật gây ra để khôi phục sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn.
  7. Phối hợp với Phòng Nông nghiệp & PTNT và các phòng ban liên quan trên địa bàn huyện tổ chức tuyên truyền, hướng dân, phổ biến các văn bản quy định của pháp luật liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân có hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
  8. Phố hợp với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong công tác đầu tư vào nông nghiệp, xúc tiến thương mại, liên doanh, liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, thủy sản cho nông dân, ngư dân.
  9. Tham gia tổ chức tập huấn chuyên môn, kỹ thuật, bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp thông tin khoa học, kỹ thuật, thông tin thị trường cho ban nông nghiệp xã, thị trấn, câu lạc bộ khuyến nông, cộng tác viên mạng lưới khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật cơ sở, các tổ chức xã hội khác và nông dân để áp dụng vào sản xuất kinh doanh.
  10. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND huyện giao.

III. Tổ chức và nhân lực

Lãnh đạo Trung tâm: Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.   

* Giám đốc: Phụ trách chung.

 - Là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước UBND huyện Quỳnh Lưu và trước pháp luật về toàn bộ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm.

 - Chủ tài khoản, duyệt chi toàn bộ kinh phí của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu.

 - Đại diện cho Trung tâm ký hợp đồng và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, chương trình, dự án do Ngân sách từ địa phương đến Trung ương và các tổ chức Quốc tế tài trợ.

* Các Phó giám đốc: Trực tiếp giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm một số nội dung nhiệm vụ đ­­ược giám đốc phân công phụ trách.

 - Giám đốc uỷ quyền cho phó giám đốc, đại diện cho cơ quan Trung tâm trực tiếp ký hợp đồng với cơ quan, đơn vị đ­­ược giao thực hiện các nội dung, ch­­­ương trình, dự án thuộc lĩnh vực chuyên môn đ­­ược phân công phụ trách.

 - Trực tiếp điều hành, chỉ đạo các bộ phận chuyên môn theo chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã đ­ược phân công, các hợp đồng đã ký kết và chịu trách nhiệm tr­­ước giám đốc, tr­ước pháp luật về kết quả thực hiện đó. 

2. Các Bộ phận chuyên môn, nghiệpvụ 04 Bộ phận gồm:

a)  Bộ phận Tổ chức – Hành chính;

b)  Bộ phận Chăn nuôi – Thú y;

c)  Bộ phận Khuyến nông và Phát triển nông thôn;

d)  Bộ phận Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

Đơn vị có: 16 người biên chế.

 IV. Chức năng,  nhiệm vụ của các Bộ phận chuyên môn: 

1. Bộ phận Hành chính –tổng hợp

- Tham mưu, giúp Giám đốc Trung tâm thực hiện công tác thông tin, tổng hợp, điều phối hoạt động của Trung tâm theo chương trình, kế hoạch công tác;

- Duy trì và thực hiện Quy chế làm việc, Quy chế điều hành các mặt hoạt động Nội quy, kỷ luật của Trung tâm;

- Các công tác khác trong nội bộ Trung tâm, gồm: Quản lý công chức, viên chức;

quản lý tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật; đề xuất mua sắm, bổ sung các trang thiết bị phục vụ hoạt động của Trung tâm; kế toán, văn thư, lưu trữ; bảo mật hồ sơ tài liệu, quản trị mạng, công tác phòng chống cháy nổ... và tổ chức việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác .

2. Bộ phận Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

Tham Mưu, giúp Giám đốc Trung tâm đề xuất các giải pháp và tổ chức thực hiện toàn bộ nội dung công việc liên quan đến công tác Trồng trọt – Bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu.

3. Bộ phận Chăn nuôi và Thú y.

Tham mưu, giúp Giám đốc Trung tâm đề xuất các giải pháp và tổ chức thực hiện toàn bộ nội dung công việc liên quan đến công tác chăn nuôi thú y, quản lý chất chất lượng nông lâm thủy sản trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu.

4. Bộ phận Khuyến nông và phát triển nông thôn.

Tham mưu, giúp Giám đốc Trung tâm đề xuất các giải pháp và tổ chức thực hiện toàn bộ nội dung công việc liên quan đến công tác Khuyến nông và Phát triển nông thôn trên đọa bàn huyện Quỳnh Lưu.

Bình luận

Gửi bình luận
    Bình luận

    Bài viết liên quan

    Không có dữ liệu